Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Bút ký của GS Nguyễn Đăng Hưng - Phần 24: Đảm bảo chất lượng hợp tác đào tạo quốc tế trong một môi trường đầy bất trắc

Nguồn:GS Nguyễn Đăng Hưng
Bài bút ký này đã xuất bản từ lâu, nhưng giá trị và tầm nhìn của bài viết này vẫn rất hay và có ý nghĩa trong một môi trường mà "nhà nhà thạc sĩ, người người tiến sĩ..." nay xin trích đăng lại cho những ai chưa đọc, hiểu thêm một chút về thực trạng GD & ĐT hiện nay.
*****
Cỗ xe con trên quãng đường khúc khuyểu

Tôi đã mong mỏi là các cỗ xe con EMMC&MCMC, lắp ráp tại Việt Nam chất chứa  được cái hồn của một nền giáo dục Châu Âu đã vun trồng từ mấy thế kỷ, đã làm cho học thuật nhân loại khởi sắc mà Bỉ là một nước đã kế thừa khá bài bản và xuất sắc. Nhưng vì phải bon chạy trên khoản đường khúc khuyểu, có chỗ tráng nhựa nhưng có chỗ nhan nhản ổ gà, có chỗ tráng xi măng nhưng đang bắt đầu vỡ nứt, người cầm lái đã phải trải qua một quản thời gian dài với nhiều căn thẳng, lo toan.

Thời buổi cuối 1995 đầu 1996 thế kỷ trước là thời buổi các trường đại học, các viện nghiên cứu tại Việt Nam được bộ giáo dục đào tạo (GD&ĐT) cho phép đứng ra tổ chức các lớp thạc sỹ, đào tạo cao học.  Đây là một giai đoạn cá biệt vì những chọn lựa lúc bấy giờ đã ảnh hưởng quyết định đến tình hình chung của giáo dục đại học tại Việt Nam sau này. Tôi nghĩ cần có một nghiên cứu thống kê đầy đủ mới xác định rõ nguyên do và hậu quả.  Cảm giác của riêng tôi qua những tiếp xúc, những thông tin mà tôi lĩnh hội được đã không làm cho tôi phấn khởi. Xin ghi lại sau đây cho bạn đọc tham khảo.
Các trường đại học, các cơ sở chính quyền, vốn bị chỉ trích là có quá nhiều cán bộ không có trình độ, đã tìm cách cải tiến. Và thay vì xây dựng một kế hoạch dài hạn bài bản lấy thực học làm nền tảng, bộ đã để cho xuất hiện những lớp đào tạo cao học một cách khá vội vã,  không có thành phần giáo sư đẳng cấp quốc tế, không có giáo trình tương ứng. Một phong trào chạy theo bằng thạc sỹ, chạy theo thành tích không đến hẹn mà lại lên.  Tôi còn nhớ có lần ra Hà Nội đi ăn chiều với một cán bộ cao cấp tại Bộ GD&ĐT.  Khi thấy tôi gọi tí rượu vang ông ta đồng ý ngay rồi nói thêm:
“Hay đấy, hôm nay tôi cần uống tí rượu để giải sầu…”.
Thấy tôi trố mắt, lộ vẻ ngạc nhiên ông ta thố lộ:
“Buồn quá. Hôm nay tôi phải làm hồ sơ để cấp 31 cái bằng thạc sỹ mà các đối tượng chẳng qua lớp đào tạo nào cả. Một quyết định từ trên cao…”. Bắt đầu từ đó tôi mới hiểu tại sao số người tự giới thiệu là thạc sỹ đông đảo nhanh như vậy!
Còn các sinh viên Việt Nam đã từng theo học các chương trình EMMC hay MCMC  thì họ bảo với tôi:
“Chúng em chọn lớp thạc sỹ của thầy vì các lớp do phía Việt Nam tổ chức quá chán. Giáo trình y chan như chương trình kỹ sư đã học, chẳng có gì mới mà phải nhai đi nhai lại. Cuối năm ai cũng đậu cả, luận văn thì cứ thế mà xào nấu lại thôi…”.
Đào tạo cán bộ giảng dạy đại học, các ứng viên cấp bậc tiến sỹ, các giáo sư đại học tương lai mà không có khâu chuẩn bị người thầy đủ trình độ, đủ hiểu biết khoa học hiện đại, có tầm cỡ quốc tế là một điều khó chấp nhận.  Rồi năm năm sau lại thú nhận là chất lượng giảng dạy tại các ĐH không có cải tiến, không đạt chuẩn quốc tế. Rồi những tiến sỹ được đào tạo tại Âu-Mỹ-Úc…, khi về nước thì chỉ được xử dụng nhỏ giọt. Chỗ đứng quan trọng đã có người chiếm lĩnh mất rồi! Đây chính là tình trạng bất cập mà các nhà mô phạm tâm huyết, các trí thức chân chính thường phản ảnh với báo chí.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

"Bầu Hạ to quá không dám vát mặt về quê"

Hạ quê ở Quảng Ninh, nhà nghèo lại đông anh chị em nên vừa rời trường cấp 3 cô đã theo bạn bè đi làm thuê kiếm sống. Bản tánh hiền lành lại được cái nhan sắc trời cho nên Hạ được lòng rất nhiều cánh đàn ông mến mộ. Hạ nổi tiếng vang vọng khắp vùng vì vẻ đẹp hương trời sắc nước của mình, quê Hạ vốn là thành phố du lịch nên hàng năm đón hàng trăm nghìn lượt khách ngoại quốc đến thăm. Trong số du khách đó có anh chàng tên U-nếch vì quá cảm mến Hạ nên đã 2 lần vinh danh cô, từ đó tiếng tăm Hạ ngày một vang xa, du khách khắp nơi nườm nợp đổ về quê Hạ.

Hình chỉ có tính chất minh họa, không liên quan nội dung bài viết.
Thế rồi ngày nọ có tay đại gia họ Háo tên là Danh trên Hà thành về quê Hạ xin thưa chuyện với gia đình, tay đại gia muốn kết duyên với Hạ và hứa sẽ "lăng-xe" cho Hạ lọt vào cái "top-ten" gì đó của thế giới. Bố mẹ Hạ ở quê ít học nên nghe cái "top-ten" thế giới là khoái lắm đồng ý ngay, chứ thật ra cũng không ai biết cái "top" đó là gì cả. Tay đại gia họ Háo nói rằng anh ta có quen với một đại gia mới nổi trên thế giới tên là Won-7 và rằng Won-7 sẽ làm mọi cách để đưa Hạ vào hàng "top".

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Đời người dưới chế độ Khơ Me Đỏ - Phần 7

27. KHAI-TRƯƠNG CÂY GẬY GỖ MUN
Theo thời gian tôi và Lan-Thi đã quen với đời sống lao-động cực nhọc và ăn uống thiếu thốn trong nông-trường cải-tạo của Khờ-Me đỏ. Bỗng một hôm viên Kamaphibal sai 1 tên Khờ-Me đỏ xuống lều biểu tôi và Lan-Thi phải thu xếp hết đồ đạc và lên văn-phòng trình-diện gấp. Vừa gặp mặt, viên Kamaphibal đã nói ngay:
- Kể từ nay các đồng chí được xếp vào hàng ngũ của cách mạng. Angkar Loeu (tức chánh-trị bộ của trung-ương đảng CS. Căm-Bu-Chia) đã đánh giá cao công tác phục vụ cách mạng trước kia của đồng chí và đã gửi đến cho đồng chí một giấy thông hành có giá-trị trên toàn quốc. Vậy đồng chí hãy cho tôi biết ước nguyện cửa đồng chí để tôi điền vào khoảng “mục đích” trong thông-hành còn để trống. Nhưng đồng chí nên nhớ rằng: đây chỉ là bước đầu, muốn trở nên 1 cán bộ cách mạng, đồng chí phải trải qua 1 giai đoạn huấn luyện và thử thách nhiệt tâm nữa.
- Dạ, thưa đồng chí Kamaphibal, ước nguyện duy nhất của tôi bây giờ là đi tìm mẹ tôi và chị tôi đã thất lạc từ ngày di-tản.
- Đồng chí có biết hiện giờ họ ở đâu không?
- Thưa không!
- Tìm người trong lúc này chẳng khác tìm kim trong đống rạ. Dù sao thì tôi cũng thỏa mãn đồng chí. Viên Kamaphibal nói và cho phép chúng tôi được xuống kho của trại nhận đồng phục, đồng thời ra lịnh cho Lan-Thi phải cắt tóc ngắn như các nữ cán bộ khác. Chúng tôi được phát mỗi người 2 bộ đồ đen, 2 đôi dép cao-su và 2 cái khăn rằng đỏ đen, 2 đôi dép cao-su và 2 cái khăn rằng đỏ. Nhìn Lan-Thi trong bộ đồng phục, tôi thấy nàng chỉ còn thiếu khẩu súng AK 47 trên vài nữa là đủ làm cho bọn người lưu đày phải tháo mồ hôi, mỗi khi trông thấy.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Ba người thầy vĩ đại

Nguồn: Internet

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."
Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.
Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Đời người dưới chế độ Khơ Me Đỏ - Phần 6

24. THỪA KẾ DI-SẢN
Mùa rét năm 1975 thật là khổ sở cho những người dân thành thị bị lưu đày bất ngờ như chúng tôi. Chẳng ai nghĩ đến việc đem theo đồ ấm hay chăn mềm gì cả. Mỗi tối, trong lều lá mỏng manh, chúng tôi phải đốt lửa để sưởi ấm.
Một hôm, trong lúc chúng tôi đang làm việc, bỗng Toum xuất hiện. Trông hắn gầy xọm hẳn đi, nhưng vẫn khỏe mạnh như thường.
Hắn nói:
- Cám ơn các đồng chí đã đến thăm tôi trong lúc tôi ốm. Hôm nay tôi đem đến cho các đồng chí 1 tin vui và 1 tin buồn. Tôi kể tin vui trước: Cậu tôi nói cuộc điều tra của Angkar về tiền tích cách mạng của Chấn sắp có kết quả tốt. Vậy từ nay 2 người khỏi lo ngại gì nữa. Nhưng riêng về phần tôi, lại được 1 tin rất buồn: ngày mai tôi sẽ phải xa các bạn rồi. Có lẽ không bao giờ mong gặp lại...
- Bộ Toum bị đổi đi sao? Lan-Thi lo lắng hỏi.
- Phải. Tôi phải ra mặt trận.
- Mặt trận nào?
- Phía Đông Nam, sát biên giới Việt Nam. Các đồng chí biết chiến tranh đã bùng nổ từ hồi tháng 5, nhưng lần này đánh nhau với bọn Việt Nam, trên cả 3 mặt trận: vùng Đông Bắc gần Rattanakiri, vùng Đông Nam, khu “mỏ Vẹt” và phía Nam vùng Hà Tiên.
- Có phải là những đụng chạm nhỏ ở biên giới không? Tôi hỏi.
- Không. Lần này vô cùng nghiêm trọng. Chiến tranh thực sự giữa Việt Miên đã xảy ra, vì bọn Việt Minh đã không chịu trả lại những vùng đất mà trước kia chúng đã mượn làm căn cứ địa đánh vào miền Nam Việt Nam.
- Toum đã khỏi hẳn rồi hả? Lan-Thi hỏi.
- Phải, nhưng đây chẳng phải là lần đầu tiên. Trong thời chiến tranh trước, nhiều khi tôi đã phải đánh nhau giữa lúc đang lên cơn sốt đến 40 độ! Nhưng lần này tôi có linh-cảm chắc không sống sót được, vì tôi được trao phó một công tác cực kỳ nguy hiểm. Tôi phải tham gia đoàn quyết tử, thâm nhập hàng ngũ địch. Các đồng chí biết đánh nhau với bọn Việt-Nam không dễ ăn như đánh nhau với bọn lính Lon Nol đâu. Tụi nó kinh nghiệm chiến trường đầy mình. Bởi thế, tôi đến từ biệt các bạn.
- Tụi tôi sẽ nhớ Toum nhiều lắm. Lan-Thi ngậm ngùi nói. Toum đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, bây giờ chúng tôi chẳng còn trông cậy vào ai được.
- Các bạn cứ yên tâm. Tôi đã xin cậu tôi lo cho các bạn. Nếu có chuyện gì xảy ra cứ đến gặp ổng. Cậu tôi biết chúng ta là bạn từ lâu. Nhưng trước khi đi, tôi nhờ Chấn giữ dùm tôi cái gậy gỗ mun này. Nó là vật quý nhất đời tôi. Tôi không thể nào đem theo ra mặt trận được, sợ bị thất lạc. Nếu tôi may mắn sống sót trở về, tôi sẽ nhận nó lại. Nếu tôi chết, xin các bạn giữ nó như 1 kỷ vật của tôi. Mai mốt, khi các đồng chí đã được Angkar thừa nhận các đồng chí sẽ có dịp xử dụng nó như tôi đã xử dụng. Nó rất tiện dụng và hiệu nghiệm ghê gớm...